Ngay sau khi thông tin này xuất hiện, fanpage của nhân vật truyện tranh Kaito Kid lập tức trở thành cái tên được tìm kiếm vì dự đoán đề chính xác.
Bởi hôm qua (6/7) - một ngày trước buổi thi, trang này đăng dòng trạng thái: “Cuối cùng thì màn trình diễn ảo thuật đã kết thúc. Đề thi chính là Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nha mọi người”.
Và điều khiến trang này trở nên "lừng lẫy" là do đây không phải là lần đầu tiên mà đã là năm thứ 3 liên tiếp đoán đúng tác phẩm xuất hiện trong đề Ngữ văn.
Những năm trước, trang này cũng từng đoán đúng đề thi môn Ngữ văn rơi vào tác phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (năm 2020) và Sóng của Xuân Quỳnh (năm 2021).
Ngay sau buổi thi, lượng like và follow của trang này tăng rất nhanh với hàng trăm nghìn lượt mới chỉ trong vòng 3 tiếng sau thi. Hiện nay, từ khoảng 300.000 người like đã tăng lên hơn 500.000, lượng người follow cũng đã lên tới hơn 650.000.
Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều nay, sau khi một số ý kiến đặt ra nghi vấn về việc lộ đề môn Ngữ văn, trang này đã đăng bài khẳng định không liên quan.
Trao đổi với VietNamNet, một số giáo viên Ngữ văn cho hay, chuyện thí sinh đoán trúng tác phẩm nào sẽ xuất hiện trong đề thi năm nay hoàn toàn không khó. Nguyên nhân vì chương trình đã được tinh giản do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
'Chỉ có vài tác phẩm, mà 2 năm trước đề đã ra vào 4 bài thơ rồi nên năm nay, nhiều thí sinh trúng tủ là điều rất bình thường. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng được đưa vào đề thi tốt nghiệp năm 2018. Tuy nhiên, để đạt điểm cao với đề thi Ngữ văn năm nay không dễ' - một giáo viên nhận định.
Ngọc (32 tuổi) chia sẻ cô và Tùng từng yêu nhau 4 năm trước khi tiến đến hôn nhân. 4 năm bên nhau mặn nồng, chứa chan yêu thương và tin tưởng, Ngọc từng coi Tùng là điểm tựa bình yên của cô cho tới cuối đời.
"Mẹ tôi mất sớm, bố tái hôn với người khác và tôi có 2 người chị em cùng cha khác mẹ. Mối quan hệ giữa tôi và họ không tốt lắm nên thực lòng tôi chưa bao giờ coi đó là gia đình mình có thể trở về", Ngọc nói.
Ngọc bỏ công việc đang phát triển tốt trên thành phố để theo Tùng về quê anh lập nghiệp, bởi Tùng là con trai một, anh không thể sống xa bố mẹ. Đến một nơi xa lạ, không có bạn bè, người quen, đối với Ngọc thật sự vô cùng khó khăn. Nhưng lúc ấy vì tình yêu với Tùng sau 4 năm gắn bó, Ngọc tin anh sẽ cho cô một gia đình đúng nghĩa.
Thời gian đầu quả thực Tùng hết lòng yêu thương, bảo vệ vợ. Anh biết vợ lạ nước lạ cái, xung quanh chẳng ai quen thân nên luôn sát cánh bên cạnh, hướng dẫn cô làm quen với cuộc sống. Ngọc thầm cảm kích và biết ơn chồng, cho rằng cô đã quyết định đúng.
Vậy nhưng sau 3 năm kết hôn, thời điểm đứa con đầu lòng của vợ chồng Ngọc ra đời, công việc của Tùng làm ăn khởi sắc hơn thì cũng là lúc anh dần thay đổi. Xung quanh có nhiều mối quan hệ khác giới và anh luôn mắng át vợ mỗi khi cô hỏi đến. Tùng khẳng định giữa anh và họ không có gì mờ ám song những gì anh làm thì lại luôn khiến Ngọc phải nghi ngờ, bất an.
"Sau đám cưới chồng tôi mở cửa hàng kinh doanh, tôi ở nhà phụ giúp anh ấy. Phần vì xin việc ở quê chồng không đơn giản, phần nữa chồng cần người mà lẽ nào tôi lại đi làm mặc anh ấy thuê người ngoài. Đến khi con được 1 tuổi, dù có mẹ chồng trông cháu hộ nhưng chồng tôi không cho vợ đến cửa hàng nữa...",Ngọc kể.
Ngọc nhanh chóng phát hiện mối quan hệ bất thường giữa chồng và cô nhân viên bán hàng mới trẻ đẹp. Với nhiều bằng chứng rõ ràng nhưng cô không hề ghen tuông ầm ĩ, chỉ thẳng thắn nói chuyện với anh về suy nghĩ và cảm nhận của mình.
Yêu cầu Ngọc đưa ra hoàn toàn chính đáng, đó là Tùng cho cô nhân viên đó nghỉ việc, bồi thường thỏa đáng. Việc làm ấy giúp trấn an cảm xúc trong lòng Ngọc và bảo vệ hạnh phúc gia đình, nếu Tùng thật sự cần vợ con thì anh sẽ không từ chối.
Ấy vậy mà Tùng lại phản ứng vô cùng đáng thất vọng. Anh nổi khùng mắng vợ ghen tuông mù quáng, anh và cô nàng kia chỉ là quan hệ ông chủ - nhân viên bình thường.
Tùng lên án Ngọc "độc ác", nhẫn tâm đập vỡ bát cơm của một người đang khó khăn - là cô nàng kia, bởi cô ta khóc lóc kể lể với Tùng về gia cảnh khó khăn của mình. Ngoài ra Tùng khẳng định anh công tư phân minh, sẽ không vì yêu cầu quá quắt của vợ mà đuổi việc một nhân viên làm tốt mang lại doanh thu cho cửa hàng.
"Cô tốt nhất bỏ ngay ý định động tới cô ấy, nếu không tôi sẽ không để yên đâu", Tùng gằn từng tiếng với vợ. Ánh mắt lạnh lùng ráo hoảnh của Tùng quá xa lạ, Ngọc không nhận ra đây chính là người đàn ông mà cô gửi gắm niềm tin và hy vọng, là người khi cầu hôn cô đã thủ thỉ ngọt ngào bên tai: "Về với anh, anh sẽ cho em một gia đình".
Đau đớn, tuyệt vọng và cả căm hận khi bị phản bội, Ngọc quyết tâm ly hôn. Nhìn lá đơn vợ chìa ra trước mặt, Tùng cười mỉa mai: "Cô đừng hành động nông nổi, rời tôi ra cô làm sao mà sống nổi. Ôm con rồi cô đi đâu, làm gì mà sống, nhà thì chẳng ai đón chào cô rồi. Nếu cô biết điều và khéo léo thì tôi vẫn có trách nhiệm chứ đã bao giờ ruồng rẫy cô đâu...".
Vậy ra trước nay Tùng luôn nghĩ rằng anh "trên cơ" Ngọc, cô không thể bỏ được anh nên mới càng được đà hành xử quá đáng. Ngọc vẫn quyết tâm xách đồ bế con ra đi, cô quay lại Hà Nội, con đã 1 tuổi có thể gửi đi trẻ, Ngọc sẵn sàng làm bất cứ việc gì để kiếm tiền.
Mấy năm phụ giúp chồng không hề uổng phí, Ngọc còn sức khỏe, có kinh nghiệm kinh doanh, có lòng cầu tiến. Cô nhanh chóng được chị giám đốc chuỗi cửa hàng thời trang tín nhiệm, từ nhân viên bán hàng thăng chức lên cửa hàng trưởng với tương lai rộng mở.
![]() |
Ngọc dần kiếm đủ tiền lo cho con, hai mẹ con cô sống khá thoải mái và vui vẻ. Sau ly hôn Tùng không hề liên lạc hay gửi tiền chu cấp nuôi con. Bẵng đi 1 năm sau ngày ra tòa, Tùng đột ngột tìm đến tận nhà trọ của mẹ con Ngọc. Hẳn anh đã mất khá nhiều công sức mới biết chính xác địa chỉ của vợ cũ và con gái.
"Cứ nghĩ em không thể sống nổi nếu rời xa anh... Ai ngờ ngược lại, là anh không thể sống nổi khi xa em mới đúng...", Tùng nghẹn ngào và chua chát thốt lên khi gặp lại vợ cũ.
Hóa ra sau khi ly hôn, Tùng công khai quan hệ với cô nhân viên trẻ đẹp. Ai ngờ cô ta là kẻ ham chơi biếng làm, chỉ bòn rút tiền của Tùng mua sắm cho bản thân và gửi về cho bố mẹ. Miệng ăn núi lở, doanh thu giảm sút nhưng chi tiêu quá nhiều, Tùng dần lâm vào cảnh khó khăn.
Cho đến khi cô nàng đó vì lợi nhuận mà lén nhập lô hàng kém chất lượng thì cửa hàng của Tùng chính thức rơi vào khốn đốn. Anh oán hận bạn gái thì cô ta vét sạch số tiền còn lại trong cửa hàng rồi bỏ đi biệt tích.
"Tôi chẳng biết phải nói hay làm gì trước những lời tâm sự của chồng cũ. Đành thở dài một cái rồi tạm biệt nhau, giữa chúng tôi đã chẳng còn gì liên quan nữa rồi...", Ngọc cho hay.
Theo Gia đình & Xã hội
Trước khi cưới tôi, anh ấy đã gắn bó lâu năm với một người bạn gái. Hai người họ đã chuẩn bị làm đám cưới, nếu không có chuyện mẹ của chị ấy đột ngột qua đời vì ung thư và lịch cưới phải hoãn lại.
" alt=""/>Chồng mỉa mai: 'Rời tôi ra cô làm sao sống nổi'![]() |
Hình minh họa. |
Năm 2013, nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học Phát triển Châu Âu đã chỉ ra rằng, trẻ em Hà Lan hay cười và thích âu yếm hơn trẻ em Mỹ.
Theo nghiên cứu, tính hiền hòa của trẻ sơ sinh Hà Lan một phần là do chúng được ngủ đủ giấc và hoạt động ở cường độ thấp. Trong khi cha mẹ người Mỹ thường đề cao tầm quan trọng của việc trải nghiệm cho trẻ nhỏ.
Mặt khác, các cha mẹ Hà Lan cũng đặt tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi đầy đủ. Cha mẹ sẽ không thỏa hiệp về giờ giấc nghỉ ngơi. Chỉ khi nào đứa trẻ ngủ đủ giấc thì cha mẹ cũng mới được nghỉ ngơi tốt hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người Hà Lan ngủ nhiều nhất thế giới, trung bình khoảng 8 giờ mỗi đêm.
2. Trẻ em có nhiều thời gian bên bố mẹ
![]() |
Một gia đình người Hà Lan dành thời gian bên nhau ngày cuối tuần. |
Từ năm 1996, Chính phủ Hà Lan luôn cố gắng đảm bảo quyền lợi cho nhân viên làm việc bán thời gian và nhân viên làm việc toàn thời gian, nhằm giúp người dân cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Theo nghiên cứu của OECD năm 2018, văn hóa làm việc bán thời gian là một trong những lý do khiến mọi người dân ở đây vui vẻ hơn. Với thời gian làm việc trung bình một tuần là 29 giờ, Hà Lan có tuần làm việc ngắn nhất thế giới.
Gần một nửa người trưởng thành tại Hà Lan làm việc bán thời gian. 26,8% nam giới làm việc ít hơn 36 giờ/tuần và 75% phụ nữ làm việc bán thời gian. Hầu hết các ông bố Hà Lan chỉ làm việc toàn thời gian trong bốn ngày. Họ dành ít nhất một ngày mỗi tuần để dành thời gian bên con cái. Thời gian nghỉ này thường được gọi là “Papadag”, có nghĩa là “Ngày của cha”.
3. Trẻ em không bị áp lực học tập
![]() |
Trẻ em Hà Lan dưới 10 tuổi không phải tham gia bất cứ kỳ thi nào. |
Ở Hà Lan, trẻ em không bị đặt nặng về thành tích. Giáo dục không chỉ là nơi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, mà còn là nơi khiến trẻ cảm thấy vui vẻ.
Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học của Hà Lan: Bằng cấp theo định hướng nghiên cứu, được cung cấp bởi các trường đại học; bằng cấp theo định hướng nghề nghiệp, được cung cấp bởi các trường cao đẳng. Học sinh chỉ cần vượt qua kỳ thi trung học là có thể đăng ký vào hầu hết các chương trình học.
Ruut Veenhoven, giáo sư trường Đại học Erasmus (Rotterdam) chi biết: “Các trường học tiếng Pháp và tiếng Anh thường tập trung vào thành tựu. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, các kỹ năng xã hội mới là công cụ mang đến hạnh phúc. Chúng quan trọng hơn nhiều so với chỉ số IQ”.
4. Trẻ em được khuyến khích bày tỏ ý kiến của riêng mình
![]() |
Trẻ em được tự do thể hiện điều mình muốn, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. |
Mọi người trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ đều có tiếng nói. Ví dụ, khi Julius lên ba, cậu bé đã phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đầy đủ để diễn đạt những gì quan trọng. Sau đó, người lớn sẽ dạy cậu các giải pháp hợp lý.
Để cho trẻ được nói tất cả những gì chúng nghĩ và muốn, đôi khi sẽ khiến người lớn mệt mỏi. Nhưng bằng cách đó, người Hà Lan đã dạy chúng cách thiết lập ranh giới của riêng mình. Cùng với đó, những phụ huynh cũng sẽ cho đứa trẻ lời khuyên, lý giải vì sao nên làm như vậy. Đơn giản như tại sao đứa trẻ cần ngủ sớm? Là bởi vì ngủ đủ giấc sẽ giúp chúng lớn lên khỏe mạnh như những người khác.
5. Trẻ em được ăn món “hagelslag” – bánh mì rải sô cô la cho bữa sáng
![]() |
Món “hagelslag” luôn hấp dẫn những đứa trẻ. |
Ăn bánh mì rải sô cô la trong bữa sáng ư? Nghe đến thôi đã cảm thấy thở mệt nhọc. Tuy nhiên, bữa ăn này có ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình Hà Lan.
Ăn sáng cùng tất cả các thành viên là một thói quen hằng ngày của người Hà Lan. Sẽ không có thành viên nào ăn trước, cho đến khi tất cả mọi người có mặt đầy đủ, bao gồm cả trẻ em. Điều đó còn thể hiện sự tôn trọng.
Theo báo cáo của UNICEF , 85% trẻ em Hà Lan (trong độ tuổi từ 11 đến 15) được khảo sát cho biết, họ ăn sáng cùng gia đình mỗi ngày. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập, mà còn giúp cả gia đình được gắn kết hơn.
6. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp
![]() |
Trẻ em luôn được khuyến khích đạp xe đến trường ở mọi thời tiết. |
Thời tiết ở Hà Lan nhiều mưa. Nhiệt độ mùa đông trung bình từ 35 - 40 độ F (tương đương 1,67 – 4,44 độ C), và có gió mạnh. Mặc dù đạp xe trong thời tiết có gió và mưa khá khó chịu, nhưng người Hà Lan vẫn khuyến khích những đứa trẻ đi xe đạp. Cha mẹ sẽ cho con mặc quần áo ấm, áo khoác không thấm nước và ủng đi mưa.
Điều đó giúp những đứa trẻ hiểu được rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy nắng. Chúng phải học cách đối mặt với mưa, học cách không bỏ cuộc.
Đạp xe đến trường bất kể điều kiện thời tiết nào còn dạy cho trẻ khả năng phục hồi. Khả năng phục hồi đôi khi sẽ là điều quyết định hạnh phúc.
Khánh Hòa (Theo cnbc)
Francis L. Thompson là một kỹ sư tại Northrop Grumman Corp (Mỹ). Trong vòng 15 năm rưỡi, vợ của ông đã sinh cho ông 12 người con. Cả 12 người đều học đại học mà không được cha mẹ cấp học phí.
" alt=""/>6 phương pháp nuôi dạy trẻ hạnh phúc của người Hà Lan